Theo số liệu tổng kết của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2010 Việt Nam đưa được 85.546 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó Hàn Quốc là thị trường XKLĐ đứng thứ 2 của Việt Nam với 8.628 người chỉ đứng sau Đài Loan. Trung bình mức lương của người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc là 1000 USD/ tháng sau khi đã trừ đi toàn bộ chi phí.. Nếu không đi lao động xuất khẩu được thì chúng ta đi du học Hàn Quốc vậy. Tín hiệu đáng mừng cho lao động Việt tại thị trường Hàn Quốc 2017.
Một điều lưu ý cực kì quan trọng người lao động cần biết: Tính đến thời điểm hiện tại, chưa một công ty nào được phép đưa người lao động đi Hàn Quốc làm việc ngoài Bộ Lao Động Thương Binh & Xã Hội. Chính vì vậy, người lao động cần cảnh giác và tỉnh táo với các công ty " môi giới" đưa ra các thông tin sai lệch nhằm trục lợi. Chỉ có đi du học Hàn Quốc là tốt đi được thôi nhé. Chúc các bạn thành công!
Thị trường XKLĐ Hàn Quốc đã từng ảm đạm như thế nào?
Mong muốn thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ, có công việc ổn định với mức lương lo cho gia đình ấm no, hạnh phúc là mơ ước không chỉ của những trụ cột gia đình mà còn là của bất kỳ người lao động nào. Thế nhưng, với nền kinh tế khủng hoảng thế giới năm 2008 kéo theo hệ lụy cho toàn cầu, trong đó Việt Nam chịu hậu quả không hề nhỏ. Nhiều công ty xí nghiệp bị phá sản, đóng cửa, … và lạm phát kéo dài ảnh hưởng trực tiếp tới mỗi gia đình. Tình trạng kéo dài, chính phủ chưa khắc phục được kinh tế nước nhà. Người dân thắt chặt chi tiêu tối đa những thu vẫn không đủ chi, nhiều người đã tìm đến thị trường lao động tại nước ngoài như Đài Loan, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc,… để mong cải thiện cuộc sống cho gia đình.
Tuy nhiên, sau khi hết hạn hợp đồng, lao động không về nước mà tiếp tục ở lại Hàn Quốc trái phép để làm việc. Lao động không chịu về nước chủ yếu do mức lương ở Hàn Quốc khá cao, từ 25 đến 30 triệu đồng, có người lên đến 40 triệu đồng mỗi tháng. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới an ninh, xã hội nước bạn, cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của nước ta.
- Năm 2012, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn lên đến 55% đứng đầu trong số 15 quốc gia phái cử lao động làm việc tại Việt Nam. Trước tình hình này, Chính phủ Hàn Quốc chính thức ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam. Hàng loạt hệ lụy kéo theo khi 14.000 lao động Việt Nam đã hoàn thành hồ sơ, chứng chỉ tiếng Hàn chuẩn bị xuất cảnh đi Hàn Quốc làm việc bị tạm ngừng.
- Đến tháng 4/ 2015 Hàn Quốc tiếp nhận lượng lao động Việt Nam trở lại nhưng vẫn ở mức hạn chế.
- Tháng 4/2016, số lượng lao động sang làm việc tại Hàn Quốc đã khả quan hơn đáng kể.
- Theo hàng thông tấn Yonhap, vào ngày 15/5/2016 chính phủ Hàn Quốc chính thức thông báo sẽ mở cửa lại thị trường việc làm đối với lao động Việt Nam bắt đầu từ năm 2017
Hàn Quốc sẽ tái mở cửa cho lao động Việt Nam
Các doanh nghiệp Hàn Quốc kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm với các lao động người Việt. Các doanh nhân địa phương đánh giá cao lao động Việt Nam ở khả năng thích nghi với điều kiện làm việc và đáp ứng nhanh các kỹ năng mà nghề nghiệp đòi hỏi. Bộ Lao động Hàn Quốc cho biết đã quyết định dỡ lệnh cấm sau khi Việt Nam vạch ra lộ trình 2016 - 2018 nhằm quản lý tốt hơn những công dân lưu trú tại nước ngoài trái phép.
Các bạn có nhu cầu và mong muốn đi XKLĐ Hàn Quốc, ngay từ hôm nay hãy chủ động học tiếng Hàn để có đủ trình độ tham dự Kỳ kiểm tra tiếng Hàn do Bộ Lao động Hàn Quốc phối hợp với Bộ LĐTBXH tổ chức. Trong thời gian đăng kí tham gia kiểm tra tiếng Hàn, người lao động đăng ký ngành dự tuyển. Những ngành nghề Hàn Quốc tiếp nhận: Xây dựng, Nông nghiệp, Chế biến thủy hải sản, Sản xuất chế tạo ô tô,… Người lao động nên căn cứ vào tay nghề, trình độ chuyên môn của mình để lựa chọn ngành nghề cho phù hợp. Vì bản đăng kí sẽ không được thay đổi khi đã làm hồ sơ dự tuyển. Kết quả kì kiểm tra tiếng Hàn sẽ được tính theo nguyên tắc lấy từ người có đểm số cao nhất trở xuống để làm hồ sơ đăng kí dự tuyển gửi sang Hàn Quốc. Do đó, các bạn hãy nỗ lực phấn đấu học tập để kết quả kiểm tra của mình cao nhất, đồng nghĩa với việc cơ hội sang làm việc tại Hàn Quốc sẽ cao hơn